Thống kê truy cập
Đang Online: 1
Truy cập hôm nay: 1
Truy cập hôm qua: 1
Lượt truy cập: 37489
Tin tức
Khói hương ngày Tết - truyền thống văn hóa đẹp của người Việt
Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, ông bà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam trong những dịp lễ Tết, giỗ chạp... Nén hương như một thông điệp, cầu nối giữa người đang sống và tâm nguyện, mong ước của họ gửi đến cõi tâm linh của trời đất.
Hầu hết người Việt đang sinh sống tại Việt Nam hay nước ngoài đều có tâm trạng và cảm xúc giống nhau trong thời điểm giao thừa, khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cả gia đình quây quần bên nhau, cùng thắp nén hương tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất...Trong tâm thức của người Việt, những người đang ở thế giới bên kia vẫn luôn hiện diện và hướng về những người đang sống hàng ngày, hàng giờ.
Đến ngày giỗ chạp, nén hương như sự tưởng nhớ, sự thể hiện đạo nghĩa của người sống đối với người đã khuất. Nhiều người Việt vẫn có thói quen trước khi đi xa cũng thường thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên ông bà để cầu mong lên đường bình an, lại cũng có người khi đi xa về, bước vào nhà cũng phải thắp nén hương báo ông bà tổ tiên rồi mới chính thức vào nhà.
Theo thói quen, người Việt hay chọn các số lẻ 1-3-5-7-9 cho số nén hương, cũng có người đốt cả nắm hương chứ không chọn số. Dù có nhiều quan niệm khác nhau về việc này tuy nhiên mục đích chính của việc thắp hương cũng chỉ là bày tỏ tâm nguyện của người thắp hương đối với bậc tâm kính, những người ở thế giới tâm linh.
Ở các hoa viên nghĩa trang, những người đi thắp hương viếng mộ người thân cũng có thói quen thắp hương cho các phần mộ bên cạnh người thân của mình, mong họ được yên nghĩ bình yên.
Mùa xuân, Tết đến, cũng là mùa hội hè, mùa tảo mộ, thanh minh...con cháu lại có dịp viếng mộ, lễ chùa thắp nén hương để cầu mong năm mới gia đình được hạnh phúc, mọi người được bình an, mọi việc được thuận lợi và may mắn.
Bài viết khác:
1. Quy trình dịch vụ tại nghĩa trang Đa Phước
2. Sơ đồ phân khu mộ chôn tại nghĩa trang Đa Phước Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2 (phân khu 1)
3. Mua đất huyệt mộ để cải táng mùa thanh minh, nên mua ở đâu?
4. Tảo mộ - truyền thống văn hóa của người Việt
5. Nghĩa trang Đa Phước - nghĩa trang duy nhất hiện nay được đầu tư bằng Ngân sách Thành phố
6. Nghi thức tang lễ theo truyền thống Phật Giáo Việt Nam
7. Xí nghiệp Dịch vụ Môi trường - đơn vị quản lý Nghĩa trang Đa Phước - “Vươn tới môi trường sạch hơn”
8. Hội nghị về mai táng, nghĩa trang và hỏa táng
9. Quy mô Nghĩa trang Đa Phước giai đoạn 2