Thống kê truy cập
Đang Online: 1
Truy cập hôm nay: 1
Truy cập hôm qua: 1
Lượt truy cập: 37489
Tin tức
Nghi thức tang lễ theo truyền thống Phật Giáo Việt Nam
Nghi thức Tang lễ theo truyền thống Phật Giáo Việt Nam
1. Trị quan nhập liệm: Thi thể người mất được tắm rửa sạch sẽ, đưa vào quan tài bằng nghi thức: lấy chén nước trong + cây nến gắn vào một cái cây gác trên một góc quan tài. Vị gia trì sư dùng tay kiế ấn, đọc thần chú, tẩy sạch quan tài và vật dụng tẩm liệm sau đó đưa thi hài vào quan tài.
2. Phục hồn: Lập bàn thờ Linh có linh ảnh, bài vị và bát nhang. hỉnh vong linh an vị để cho thần hức định tĩnh nhập rõ sự việc đang phải lìa thể xác.
3. Khai kinh - Tiến linh: Lập bàn thờ Phật, thỉnh Phật chứng minh và siêu độ sự ra đi của vong gia. Tụng kinh để hương linh làm tư lương hướng Phật.
4. Phát tang: Ðể cho bà con thân bằng quyến thuộc có cơ hội từ giả biệt luận với vong giả. Từ đây chính thức báo tang.
5. Triêu điện: các lễ cúng cho hương linh trong thời gian chưa chôn cất gọi là ĐIỆN. Lễ này cúng buổi sáng gần ngày đưa tang, dành riêng cho bà con đọc ai điếu, lời từ biệt.
6. Tịch điện: lễ cúng buổi tối gần ngày đưa tang, giành cho con cháu nội tộc để con cháu có cơ hội tưởng niệm đến công hạnh của người quá cố.
7. Triệu tổ:lễ cúng trước ngày di quan hai ngày trở lại. Tang quyến thỉnh linh vị, di ảnh, bát nhang và đầy đủ lễ vật đến Nhà thờ Họ - nhà Từ đường để làm lễ cáo tổ tiên.
8. Sái tịnh, nhiễu quan và quy y linh.
9. Cáo đạo lộ: lễ này thường nhờ một người hộ tang đứng cúng, được làm trước ngày đưa tang, bàn cúng được đặt trước cửa ngõ với ý nghĩa xin cho đám tang được thuận lợi, cúng với lễ này có gia đình còn tổ chức lễ cúng thí thực và phóng sanh
10. Khiển điện: Lễ này cúng trước khi di quan, dành cho bằng hữu tỏ bày tâm sự, tình cảm với hương linh qua điếu văn.
11. Di quan (động quan): Lễ di chuyển quan tài đi chôn hay hỏa táng.
12. Tế độ trung: Cúng giữa đường, lễ này với ý nghĩa: cho người âm công (đạo tì) nghỉ xả hơi lấy sức, đãi ăn uống đồng thời để cho con cháu có dịp lễ lạy tỏ lòng hiếu thảo trong lúc nghỉ giải lao.
13. Trị huyệt: Một lễ làm tinh sạch huyệt, trước khi hạ quan tài.
14. Tạ thổ thần: Lễ khấn vái thổ thần và những hương linh của những ngôi mộ chung quanh.
15. Nhiễu mộ: Lễ này cử hành sau khi an táng xong, bái biệt hương linh, tạ chư Tăng và quan khách.
16. An linh: Khi về đến nhà, chùa, an vị hương linh để hương khói thờ phụng.
Bài viết khác:
1. Quy trình dịch vụ tại nghĩa trang Đa Phước
2. Sơ đồ phân khu mộ chôn tại nghĩa trang Đa Phước Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2 (phân khu 1)
3. Mua đất huyệt mộ để cải táng mùa thanh minh, nên mua ở đâu?
4. Khói hương ngày Tết - truyền thống văn hóa đẹp của người Việt
5. Tảo mộ - truyền thống văn hóa của người Việt
6. Nghĩa trang Đa Phước - nghĩa trang duy nhất hiện nay được đầu tư bằng Ngân sách Thành phố
7. Xí nghiệp Dịch vụ Môi trường - đơn vị quản lý Nghĩa trang Đa Phước - “Vươn tới môi trường sạch hơn”
8. Hội nghị về mai táng, nghĩa trang và hỏa táng
9. Quy mô Nghĩa trang Đa Phước giai đoạn 2